Đã từ rất lâu đời trong làng mỹ thuật đã có sản phẩm tranh Sơn Mài và cũng không biết nó sinh ra từ đâu trong muôn vàn làng nghề truyền thống Việt nam . Nghề làm tranh sơn mài nó không được may mắn giữ được gốc gác như hàng tranh khảm sà cừ . Cái may mắn của hàng sơn mài này là hiện nay vẫn còn một số nơi sản xuất mà chủ yếu là bình hoa . lọ hoa . đĩa hoa. Đĩa đường rồi khay nước . To nhất là chân đèn . kệ lọ , chậu hoa trang chí trong phòng.
Theo như người viết bài được nghe kể và được tận mắt Trứng kiến thậm chí là sản xuất và cạnh tranh tiêu thụ trên thị trường Hà Nội.
Theo nghe kể thì mặt hàng này vào những năm 1930_1936 được làm và tiêu thụ rất nhiều sau đó chiến tranh thì không có người làm . Đến sau năm 1965 thành lập các hợp tác xã như HTXNN , HTXTTN, HTXTCN thì nghành nghề này lại có cơ hội phát triển . Những năm_ 1970 _ 1975 mặt hàng này được sản xuất rất nhiều để xuất khẩu đi các nước XÃ HỘI CHỦ NGHĨA .Các mặt hàng được làm nhiều nhất là bàn cờ vua, Lọ hoa, khay nước. đĩa đường.
Kể từ cuối những năn 1980 trở lại đây các hợp tác xã bị giải thể do khâu tiêu thụ bị đình chệ do các nước XHCN dần dần tan dã nên không có thị trường .
Cho đến tận những năm 2010 trở lại đâymặt hàng này lại đang vào thời kỳ khởi sắc trở lại .Các doanh nghiệp tư nhân đã cho ra nhiều mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Mặt hàng Sơn mài là cả một nghệ thuật của sự phối màu, vẽ màu lớp này chồng lên lớp khác sau đó đợi khô rồi mài trong nước để nó phô ra những chi tiết mà người làm muốn thể hiện .
Người thợ càng khéo tay thì bức hình càng nét và chi tiết cũng như hài hòa về màu sắc càng trở lên lộng lẫy.
Các công đoạn làm một bức sơn mài như sau : chuẩn bị ván mộc phơi khô , bào nhẵn . Dùng sơn ta và vải xô làm công đoạn bó mộc để chống vênh mo nứt nẻ . bước này gọi là hom mộc . Khi đã hom được khô mộc bắt đầu sơn lớp nót .Tiếp theo là lớp thí sơn lớp sơn này đòi hỏi phải có độ bóng .Sau lớp sơn này khô thì bắt đầu vẽ hình phần thô . Đợi khô sơn thì vẽ tiếp những chi tiết tiếp theo. Khi vẽ đủ cáp lớp lang xong xuôi người ta đợi khô và phủ lên một lớp sơn bóng .
Đợi khô lớp sơn đem bóng mịn này thì người ta đem ra mài nước. Sau mài nước là việc sơn vẽ bù các chi tiết chưa hoàn chỉnh như ý muốn rồi lại phủ sơn đợi khô rồi mài tiếp .Người nghệ nhân mài tranh và nhìn ngắm thấy ưng thì họ bắt đầu và khâu mài bóng. Sau mài bóng phơi đợi khô nước thì dùng rẻ, tóc rối , bột than mịn, bột Sunphát đồng đánh cho bức tranh bóng đến mức soi gương là hoàn thiện .
Với nghệ thuật tranh sơn mài thì nguyên lệu trang trí cho nó cũng rất phong phú . Các chi tiết hoa văn có thể một trăm phần trăm là các loại sơn màu . Có khi người ta dùng vỏ trứng gà , vịt sau khi đã ấp nở con tạo lên màu sáng cho chi tiết nổ lên trên nền đen của bức họa . Có khi người ta kết hợp khảm sà cừ ( khảm trai ) ken lẫn sơn màu hoặc chỉ có khảm và sơn đen.
Những năm sau khi đất nước thống nhất thì cơ sở sơn mài Bình Dương ở Sài Gòn làm nhiều các tác phẩm tranh sơn mài cỡ lớn . Tứ bình , bình phong , chấn phong.Các cơ sở ngoài Bắc chủ yếu Bàn cờ ,lọ hoa lớn , bé ,khay nước . đĩa các loại
Vào những năm 1985 _ 1990 Người viết bài cũng đã từng sản xuất mặt hàng này dưới dạng các bức tranh phong cảnh và tiêu thụ tại thị trường Hà Nội .
Trần Hanh