Các bạn là người chơi đồ cổ hẳn nhiên mỗi người đều có một lý do, có một kỷ niệm dẫn đến cái duyên nợ để rồi các bạn trở thành người săn lùng đồ cổ .
Tôi kể với các bạn về cái duyên dẫn tôi yêu thích đồ cổ nhé . Ngày trước vào thời kỳ những năm 1970 : Cha tôi là cán bộ Huyện. Năm đó nhà nước ban hành một đạo luật bảo vệ di sản văn hóa quốc gia đi kèm với đạo luật nhà nước phát hành một pho tư liệu ảnh và chữ viết giới thiệu về chi tiết đặc trưng của từng sản phẩm , từ trống đồng Đông Sơn đến trống đồng Ngọc Lũ. Các ngôi chùa cổ có các bức tượng cổ như Phật bà Nghìn mắt nghìn tay ở Bút tháp Bắc Ninh rồi tượng có cốt người ở Chùa Đậu . Đồ vật như thế nào thì của thời kỳ văn hóa lịch sử nào ?
Từ đồ sứ của Việt Nam cho đến đồ sứ của Trung Quốc cổ đang nằm trong nền văn hóa chung với ta rồi từng niên đại ra đời của sản phẩm. Ngày ấy tôi mới hơn một chục tuổi thôi mà bố tôi đem tư liệu về lại thuộc hàng Tư liệu nội bộ dành cho cán bộ quản lý nhà nước .Hẳn nhiên cha tôi ngồi nghiên cứu tôi là con cưng lại nhỏ tuổi thì cha cho xem cùng . Ban ngày cha tôi đi công sở sau giờ học tôi thường đem quyển tranh ảnh đồ cổ đó ra ngắm xem, đọc và để rồi tôi cũng hiểu được giá trị của những sản phẩm văn hóa xưa . Tại đây người ta cũng có những bài nói về việc tại sao phải bảo vệ những sản phẩm văn hóa này ,rồi thì họ viết về hiện tượng dòng chảy di sản văn hóa từ Việt Nam ra nước ngài .
Trong vài năm tôi còn là trẻ con vậy đó do cảnh nghèo hậu quả của chiến tranh . Cha tôi là cán bộ huyện liêm khiết nên nhà tôi nghèo như bao nhiêu nhà khác. Mái nhà dột do lâu năm không có tiền lợp lại để rồi cuốn tư liệu quý hiếm về sản phẩm văn hóa cổ bị nước mưa xâm thực bong chóc sạch sành sanh lớp giấy tráng như ảnh của từng tờ tư liệu.
Sau này lớn lên lăn lộn với cuộc sống mưu sinh nhưng những giá trị của đồ vật cổ vẫn còn nằm nguyên trong tiềm thức của tôi để rồi hễ cứ nghe phong thanh người ta kháo nhau ở đâu đó có người muốn bán đồ cổ là tôi lại mò đến. Cái tôi mò đến đó thứ nhất là muốn nhìn xem nố có phải là đồ cổ không ? Cái thứ hai là liệu họ bán tôi có khả năng mua được không ?
Hay lắm các bạn à !
Có chút vốn kiến thức về đồ cổ nó khiến tính tò mò của tôi dày vò tâm hồn và thể xác tôi !
Vào những năm 1980/1990 nó cho tôi rất nhiều kỷ niệm xót xa .
Do nhà nghèo vốn liếng không có lại mới ở bộ đội về . Thời điểm này mẹ tôi bạo bện không làm gì được . Cha tôi về hưu non để bươn chải nuôi gia đình bằng nghề khảm trai cổ truyền . Tôi vừa làm nghề vừa mua bán đồ cũ . Có khi nghe thông tin nơi này nơi kia có người có đồ cũ là tôi lại lao đến .Xem hàng nghe báo giá đôi khi thương lượng giá cả rồi đặt cọc. Vốn mình nghèo ít vốn lại di chuyển bằng phương tiện là cái xe đạp nên nhiều khi mất miếng với những anh xe máy và vốn to.. Việc tôi bị đánh tháo đền tiền cọc là chuyện thường xuyên . Mấy tay đi xe máy họ sang hơn tôi , nhiều tiền hơn tôi , với tôi thì mua để bảo vệ giữ gìn. Còn với họ mua để bán nên họ nhạy bén lắm. thấy đã đặt cọc là họ trả hơn tiền để chủ nhà đền phạt tiền cọc mà vẫn được nhiều tiền hơn.
Có khi hôm trước đến xem hàng và đặt cọc ghi biên bản ai sai hẹn phải bồi thường thế nào . Vậy mà hôm sau xoay được tiền mang đến thì thấy người ta đang vận chuyển đồ đi rồi giữ lại không được vì người mua bảo : Ông vào mà hỏi chủ nhà . Gặp chủ nhà thì họ mềm mỏng nói nhất chí đền hợp đồng. Cái đau trong lòng người sưu tầm thì chỉ có người đam mê mới thấu hiểu. Người đời có câu con cá mất là con cá to . Với tôi thì những giá tri hiện vật cổ đều là những con cá to .
Thời gian trôi đi càng ngày hiện vật cổ càng hiếm . bù lại cái thiếu của thị trường là hàng làm nhái !
Nếu người xem mà không có vốn kiến thức về đồ cổ xưa thì việc nhầm lẫn đồ cổ thật và đồ cổ làm mới là chuyện bình thường.
Ngày nay có rất nhiều người kinh tế không giàu có cho mấy nhưng họ là những người hoài cổ chính vì vậy họ là tín đồ mua sắm hàng giả cổ về bày biện . Đôi khi cũng có người họ biết rõ hàng giả cổ nhưng vẫn lên mạng rao bán và vẫn có người mua nhầm.
Trên đây tôi chỉ tâm sự của cá nhân tôi về những kỉ niệm đã qua Bây giờ việc sưu tầm đồ cũ là việc của các con nhưng cái vốn hiểu biết về đồ cổ thì gia đình tôi không để cho nó thất lạc ..
Trần Hanh( Đường kim sokolov)