Quý khách bấy lâu nay dùng đồ gỗ khảm trai hoặc buôn bán những mặt hàng gỗ khảm trai ( khảm sà cừ ) . Vậy có bao giờ quý khách tìm hiểu về xuất xứ của khảm trai ở đâu không ?
Vâng ! Chúng tôi xin giới thiệu với quý khách về xuất xứ của nghề này nhé !
Nghề Khảm sà cừ ( khảm trai ) xuất hiện vào thời nhà Lý .
Ngày đó có một phó tướng của Lý Thường Kiệt tên là Chương Công Thành . Người đã từng phò tướng quân Lý Thường kiệt sang đánh Châu Ung , Châu Nghiêm bên Trung Quốc vào đời nhà Tống để triệt phá quân lương ngăn chặn một âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Tống .
Trong một dịp Ngài Phó tướng đem quân tuần tiễu Biển, đảo . Ngài vô tình nhìn thấy mảnh vỏ con ốc biển bị vỡ bắt ánh sáng mặt trời . Ánh sáng chói lòa đó đã khiến ngài nhặt nó lên ngắm nghía. Điều đặc biệt khiến ngài ngỡ ngàng là màu sắc của nó long lanh còn đẹp hơn cả màu sáng long lanh của ngọc trai .
Ngài quyết định sai quân lính nhặt vỏ ốc mang về . Ngài đập vỏ ốc lấy phần sà cừ lóng lánh đó gắn lên cột nhà thành hình Rồng , Phượng . Cách làm đó hiện nay các quý vị còn gặp nó ở tranh mảnh sứ. Người ta gắn mảnh sứ ( mảnh bát , đĩa ) lên tường tạo thành các bức tranh sứ đó !.
Tình cờ Vua Lý xem được và đồng cảm với nghệ thuật này bởi cái đẹp của màu sắc.
Vua lý giao cho phó tướng Chương Công Thành dùng vỏ ốc trang điểm trong cung điện và thế là nghề khảm manh nha có từ đây . Để có được những bức hình đẹp và tinh sảo thì công việc tạo ra các công cụ gọt dũa bắt đầu được sáng tạo,nghề khảm chính thức ra đời ! Việc đầu tiên là phục vụ trang điểm Hoàng Thành sau đó mới lan ra tới các dinh thự nhà quan .
Đến khi về già Phó tướng Chương Công Thành xin vua cho về quê và dạy nghề cho người dân quê nhà . Từ đó những sản phẩm tiếp theo dâng vua và các quan và đưa ra thị trường buôn bán . Để có sản phẩm như bàn , ghế , giường , tủ thì có thêm những người thợ mộc , thợ chạm khắc của thôn bên hỗ trợ và bộ ba chạm , khảm và mộc tinh sảo đã thịnh hành tại mảnh đất các làng Chuôn nay thuộc xã Chuyên Mỹ , huyện Phú Xuyên của thành phố Hà Nội . Nghề Mộc và chạm khắc thuộc thôn Giá Cầu , Đại Nghiệp( còn được gọi Chuôn Tre ) của xã Tân Dân là xã bên cạnh xã Chuyên Mỹ.
Có những nhóm thợ giỏi được đón đến nhà các quan để làm tại chỗ những sản phẩm theo như cầu đặt hàng .
Trải qua năm tháng thăng trầm của lịch sử các triều đại rồi Trịnh Nguyễn phân tranh . Chúa Nguyễn vào Nam đem theo những thợ giỏi của nhiều ngành nghề đi cùng để phục vụ cho mình và Huế là kinh thành nên ở đây cũng tập chung và phát triển nghề khảm là vậy.
Mặt hàng Khảm trai đạt đến mức độ tinh sảo nhất phải kể đến thời kỳ những năm 1930. Thời kỳ này dân thợ bắt đầu biết tự tạo ra cưa và lưỡi cưa từ gọng ô và từ dây cót hỏng của những chiếc đồng hồ . Các sản phẩm mang tính nghệ thuật tinh hoa nhất bắt đầu vào thời điềm này và phát triển cho đến bây giờ . Mãi đến tận những năm 1987 về đây ở Sài Gòn có một thợ cơ khí sáng kiến cán thép dây cáp nhỏ tẹt ra và bán cho dân thợ khảm làm lưỡi cưa cưa khảm mà người ta không phải sẻ dọc nhỏ những lá cót đồng hồ ra làm lưỡi cưa nữa .
Có một điều ít người để ý là lưỡi cưa từ cáp đồng hồ sắc và bền hơn lưỡi cưa được cán ra từ thép dây cáp.Người viết bài :
Hậu duệ bên ngoại của Tổ nghề khảm trai Chuôn Ngọ .
Trần Bá Hanh